5 cách quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ tối ưu nhất

Thảo luận trong 'Rao vặt Công nghệ' bắt đầu bởi nguyenquocdien123, 22/7/21.

  1. nguyenquocdien123

    nguyenquocdien123 Expired VIP

    Tham gia ngày:
    19/11/20
    Bài viết:
    677
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    219 - 221 NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, P5, Q3, TPHCM
    Web:
    Doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm khoảng 90% tổng số doanh nghiệp ở nước ta, đóng góp cho nền kinh tế nước nhà giá trị GDP rất lớn, tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động. Tuy nhiên, với quy mô nhỏ và không thống nhất, việc quản lý doanh nghiệp nhỏ cũng gặp không ít khó khăn. Vậy người quản lý cần kỹ năng gì để hỗ trợ công việc của mình? Chúng tôi sẽ chia sẻ cùng doanh nghiệp trong bài viết hôm nay, hy vọng sau bài viết, người lãnh đạo có thể tìm được cách quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ phù hợp cho công ty của mình.

    [​IMG]

    Những khó khăn trong quản lý doanh nghiệp nhỏ hiện nay
    Vốn nhỏ

    Cơ hội kinh doanh xuất hiện ở mọi ngành nghề trong nền kinh tế thị trường nhưng những cơ hội tốt lại mở rộng hơn với những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh. Đối với những doanh nghiệp thiếu vốn, trình độ hay kỹ năng chưa chắc có thể bù đắp được dẫn tới dễ dàng bị loại bỏ để nhường chỗ cho những đối thủ mạnh hơn.

    Thiếu nhân lực
    Một công ty nhỏ, vốn ít và chưa có danh tiếng là những yếu điểm không thể thu hút được nhân tài. Bên cạnh đó, nếu công ty thiếu thốn nguồn nhân lực dẫn đến việc một người sẽ đảm nhận nhiều vai trò trong cơ quan, mức độ chuyên môn hóa không cao chắc chắn dẫn tới hiệu suất công việc giảm.

    Thiếu kinh nghiệm
    Cho dù người lãnh đạo có nắm trong tay vô vàn kiến thức về kinh doanh, sản xuất thì cũng chưa chắc doanh nghiệp hoạt động được suôn sẻ bởi sự thiếu sót kinh nghiệm thực tế. Kinh nghiệm trên thương trường là yếu tố đòi hỏi thời gian và sự học hỏi của người quản lý. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp tiếp tục duy trì sư phát triển ổn định qua giai đoạn khó khăn thì trong tương lai việc phát triển kinh doanh sẽ gặp ít trở ngại hơn rất nhiều.

    Thiếu cơ sở vật chất, máy móc, phần mềm
    Là một công ty khởi nghiệp, dữ liệu và thông tin chưa có nhiều chắc chắn sẽ khiến người quản lý đắn đo về việc đầu tư vào máy móc, thiết bị hay phần mềm lưu trữ, quản lý. Mặc dù vậy, nếu không có các trang thiết bị, phần mềm hỗ trợ, doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong khâu quản lý, kiểm soát dẫn đến sai sót và giảm hiệu quả công việc.

    [​IMG]

    5 kỹ năng quản lý doanh nghiệp nhỏ cần nắm bắt ngay hôm nay
    1. Kỹ năng hoạch định chiến lược

    Nắm bắt tương lai của cả doanh nghiệp, người quản lý cần sáng suốt xây dựng các chiến lược gần và xa nhằm định hướng cho công ty. Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ với mức cạnh tranh cao, chiến lược được ví như “bí kíp” thành công. Một công ty dù đến sau nhưng có một chiến lược đúng đắn, rõ ràng, bám sát quy trình thì công ty ấy vẫn có thể trở thành một đối thủ đáng gờm.

    2. Kỹ năng phân quyền
    Nhằm tránh một người, một phòng ban phải đảm nhận nhiều công việc dẫn đến chuyên môn hóa không cao, người lãnh đạo cần phải biết phân chia rành mạch. Bên cạnh đó, kỹ năng này cũng ảnh hưởng đến mức độ bảo mật của tài liệu. Việc phân chia quyền hạn không đúng, không phù hợp có thể dẫn đến việc nhân viên đưa các thông tin quan trọng ra ngoài, gây tác động không tốt đến tình hình doanh nghiệp.

    3. Kỹ năng lắng nghe và giao tiếp
    2 kỹ năng quan trọng không chỉ trong công việc mà cả cuộc sống, giúp người lãnh đạo làm việc trên tinh thần tiếp thu, thấu hiểu và tôn trọng xung quanh. Lắng nghe và giao tiếp còn giúp gắn kết cấp trên với cấp dưới, củng cố lòng trung thành, cống hiến hết mình của nhân viên. Người quản lý với hai kỹ năng này còn có thể thu hút, giữ chân được những nhân tài sẵn sàng về làm cho công ty mà đối với doanh nghiệp nhỏ, có được người tài là một điều rất quan trọng.

    4. Kỹ năng đàm phán
    Khi đã nắm bắt được cơ hội, người quản lý cần có kỹ năng thương lượng tốt để tối đa hóa những lợi ích của mình trong các cuộc đàm phán mà vẫn giữ chân được đối tác. Đàm phán giúp doanh nghiệp nhỏ mở rộng kinh doanh và các mối quan hệ, do đó kỹ năng này cũng rất quan trọng.

    5. Kỹ năng ứng dụng khoa học công nghệ
    Lựa chọn một công cụ quản lý hiệu quả để tự tay nắm bắt toàn bộ tình hình sản xuất, kinh doanh, nhân sự, kho hàng là điều cần thiết, giúp mọi nhà quản lý tiết kiệm được vô số thời gian. Các phần mềm quản lý doanh nghiệp nhỏ ngày nay có mức giá không quá đắt mà chức năng lại không hề thua kém các phần mềm nước ngoài. Ứng dụng phần mềm vào công việc không chỉ giúp tăng hiệu suất mà còn nâng tầm giá trị doanh nghiệp rất nhiều.

    [​IMG]

    Trên đây là tổng hợp những kiến thức thú vị về cách quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm những thông tin về những lĩnh vực khác như cách quản lý doanh nghiệp sản xuất, cách quản lý nhân sự, cách quản lý tài chính,... vui lòng truy cập Quản trị doanh nghiệp Online Blog ngay bây giờ nhé!
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này