4 đòn bẩy khiến BĐS phía Tây Hà Nội tăng trưởng mạnh

Thảo luận trong 'Rao vặt Nhà đất' bắt đầu bởi quocphuong13, 7/4/17.

  1. quocphuong13

    quocphuong13 Expired VIP

    Tham gia ngày:
    15/10/16
    Bài viết:
    493
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Theo báo cáo quý IV/2016 của CBRE và Savills, thị trường BĐS Hà Nội tăng trưởng đáng kể trong năm 2016, đặc biệt là khu vực phía Tây thủ đô.
    Theo các chuyên gia, có 4 “đòn bẩy” chính quyết định sức nóng của khu vực này.
    >> vinata 289 khuất duy tiến
    Quy hoạch mới biến phía Tây thành đô thị hạt nhân

    Theo chủ trương của Tp. Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050, khu vực phía Tây được định hướng mở rộng và phát triển thành lõi trung tâm hành chính, văn hóa, thương mại mới của với hàng loạt trụ sở các bộ ngành được di dời về đây.

    >> chung cư 289 khuất duy tiến
    Bản đồ khu vực phía Tây Hà Nội.
    Đòn bẩy này sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh chóng, mật độ dân số tăng nhanh dẫn đến nhu cầu về nhà ở lớn, hạ tầng đồng bộ cùng những tiện ích công cộng dày đặc. Có thể thấy kết quả bước đầu khi khu vực này hiện đang tập trung rất nhiều hệ thống trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại mang tầm cỡ quốc tế, trung tâm văn hóa lớn như Bảo tàng Hà Nội, trung tâm Hội nghị Quốc gia, Cung Quy hoạch Quốc gia, Sân vận động Quốc gia,...
    >> dự án vinata tower
    Đáng chú ý, giữa tháng 3 vừa qua, đại gia bán lẻ Nhật Bản công bố xây dựng đại siêu thị AEON Mall thứ 2 tại Hà Nội với quy mô khoảng 95.000m2 tại quận Hà Đông. Điều này cho thấy chiến lược đầu tư “đón đầu” vào mảnh đất vàng, khẳng định tiềm năng phát triển chắc chắn của khu đô thị mới trong tương lai không xa.

    Giao thông, cơ sở hạ tầng phát triển

    Để đẩy nhanh mục tiêu biến phía Tây thành “đô thị hạt nhân”, Hà Nội đã đầu tư rất nhiều vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng mà cụ thể là hệ thống giao thông, giúp việc di chuyển vào trung tâm thành phố thuận tiện hơn hẳn.

    Theo đó, các tuyến đường huyết mạch như Vành đai 3, Đại lộ Thăng Long, quốc lộ 32… được quy hoạch dài hạn, đầu tư đồng bộ và ngày càng hoàn thiện. Dự án đường sắt trên cao tuyến Nhổn - Ga Hà Nội sắp đưa vào vận hành, từ khu vực này, cư dân có thể dễ dàng kết nối với mọi hướng của thành phố như trung tâm thủ đô hay sân bay Nội Bài, hoặc với những tỉnh, thành lân cận.

    Đặc biệt, tuyến buýt nhanh BRT (hệ thống xe buýt nhanh) đầu tiên tại Việt Nam đi vào hoạt động đã mang đến một giải pháp giao thông thuận tiện và hữu hiệu cho cư dân, kết nối linh hoạt và thuận tiện hơn giữa khu vực phía Tây với trung tâm thành phố.

    Sức hút từ những “lá phổi xanh”

    Khu vực phía Tây hiện có mật độ dân số còn rất thấp so với khu vực trung tâm thủ đô. Đây cũng là nơi tập trung rất nhiều mảng xanh thiên nhiên, mặt nước, công viên xanh, mang đến nguồn không khí sạch và chất lượng sống tốt cho người dân.


    Mảng xanh của BĐS phía Tây Hà Nội thu hút đông đảo khách hàng tìm kiếm môi trường sống trong lành giữa lòng thủ đô.
    Trong vòng một năm trở lại đây, các công viên hồ điều hoà được đầu tư xây dựng không những tạo được điểm nhấn sang trọng nhưng gần gũi với môi trường, cảnh quan, mà còn tạo cảm hứng sáng tạo và tận hưởng cuộc sống ý nghĩa cho cư dân.

    Có thể kể đến công viên hồ điều hòa Phùng Khoang có diện tích 11,9ha; công viên hồ điều hòa Yên Hòa có tổng diện tích 32ha, được thiết kế là một công viên đa chức năng, bao gồm hồ nước rộng 19ha (lớn gấp 1,5 lần diện tích hồ Hoàn Kiếm hiện tại) và những khoảng cây xanh xung quanh phục vụ các hoạt động ngoài trời. Công viên sử dụng tối đa hạ tầng xanh để phục vụ sức khỏe và tinh thần của người dân, giúp họ tránh xa những bụi bặm, ồn ã, sự bức bối thường thấy nơi phố thị đông đúc để an tâm tận hưởng cuộc sống.
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này