Ngôi trường làm bằng rác tái chế ở Campuchia

Thảo luận trong 'Quảng cáo tổng hợp' bắt đầu bởi samsamkute, 20/3/17.

  1. samsamkute

    samsamkute Active Member

    Tham gia ngày:
    13/9/16
    Bài viết:
    489
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Nằm trên hòn đảo gần Phnom Penh, trường Coconut có kết cấu và màu sắc ấn tượng nhờ xây dựng bằng rác tái chế.
    [​IMG]

    Bên cạnh những nhà sàn truyền thống và thảm thực vật tươi tốt, pin mặt trời giá rẻ ngôi làng trên đảo Koh Dach ở Campuchia còn gây ấn tượng bởi một ngôi trường đầy màu sắc được làm từ rác tái chế, theo Channel News Asia.

    Những cốc cà phê được sử dụng để tạo thành mái vòm lớn trên lối vào, trong khi các chai nhựa nhiều màu được cắt ra và tái chế thành bông hoa, ghép thành biểu tượng Angkor Wat trên quốc kỳ Campuchia. Các chai bia bỏ đi kết thành bức tường và dùng làm chậu cây.

    Ngoài công trình cơ bản nhằm tránh bị mưa dột, toàn bộ trường Coconut được làm từ rác thải, chủ yếu bằng nhựa. Đây là thành quả của Ouk Vanday, cựu quản lý khách sạn đã từ bỏ cuộc sống bình thường để bắt tay vào một dự án không chỉ nhằm giáo dục trẻ em mà còn truyền cảm hứng thay đổi cả đất nước.

    Anh quyết định hành động khi nhìn thấy lượng chất thải nhựa đổ vào các con sông và đường phố ở Phnom Penh gây ra nhiều rắc rối. "Ở Campuchia, thậm chí những người đã được giáo dục cũng xả rác mỗi ngày, bởi họ bắt chước bố mẹ từ khi còn nhỏ. Thật khó để ngừng việc này lại, đó là lý do tôi chỉ cho họ thấy lợi ích của rác thải nhựa. Khi bạn ném nhựa ra đường nghĩa là bạn đang ném đi lợi ích", người đàn ông 31 tuổi nói.

    Tháng 1/2013, ngôi trường mở cửa đón trẻ em sống trên hòn đảo nhỏ đến học. Bình thường, các em phải vượt qua con sông Me Kong mới có thể vào thành phố học. Trường Coconut không thay thế được trường học chính của các em, tuy nhiên nó bổ trợ việc học tập, đặc biệt là vào cuối tuần.

    Với sự giúp đỡ của 7 giáo viên tình nguyện, Vanday cung cấp 3 môn học cho học sinh ở trường, bao gồm tiếng Anh, nghiên cứu máy tính và tái chế.

    230 học sinh hoàn toàn không mất tiền khi đến học ở Coconut. "Phí" duy nhất mà các em phải trả là mang nhựa từ nhà để góp phần xây dựng các bức tường, chế đồ chơi. Bằng cách này, các em được trao quyền "sở hữu" ngôi trường và có ý thức giữ gìn vệ sinh.

    "Chúng tôi dạy bọn trẻ học, nhưng không có nghĩa là phải làm theo tôi. Học là để suy nghĩ và tạo ra những điều mới mẻ cho thế giới. Tự đặt ra câu hỏi, suy nghĩ, hành động, hiểu, chia sẻ và trở nên hạnh phúc", anh nói.

    Vanday không tìm kiếm nguồn tài trợ từ chính phủ hoặc tổ chức từ thiện. Ước tính mỗi tháng anh mất chỉ 150$ để vận hành ngôi trường. Anh đang tìm cách lắp đặt tấm pin năng lượng mặt trời để giảm chi phí điện.

    [​IMG]
    Ouk Vanday từ bỏ công việc quản lý khách sạn để hành động vì cộng đồng.

    "Tôi không bao giờ hô hào trước mọi người. Bạn hãy tự hỏi mình đang làm đúng hay sai. Nếu làm đúng, hãy phát huy. Nếu đang tự bước đi một mình, he thong dien nang luong mat troi hãy tiếp tục bước. Ánh sáng của bạn sẽ giúp những người ở trong bóng tối tự nhìn thấy", Vanday chia sẻ.

    Anh thừa nhận dự án của anh quá nhỏ để mang lại kết quả tức thì trên toàn quốc, nhưng anh tự tin sẽ thúc đẩy và mở rộng bằng tất cả khả năng. Một chi nhánh của trường Coconut sắp được mở ở công viên quốc gia Kirirom, trong khi trường Palm với chủ đề tương tự sẽ mở ở Kampong Speu.

    "Thế giới cần chúng ta bảo vệ, không phải cho bản thân mà cho thế hệ trẻ của 100 năm sau. Đừng đợi ai đó thay đổi mình, hãy thay đổi bản thân", Vanday nói.

    Nguồn: VnExpress
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này