Nỗi vất vả của giáo viên dạy tiếng anh

Thảo luận trong 'Dịch vụ Đào tạo' bắt đầu bởi thainguyen, 14/10/16.

  1. thainguyen

    thainguyen Expired VIP

    Tham gia ngày:
    3/10/16
    Bài viết:
    652
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Giáo viên tiếng Anh là ca sỹ và nhạc trưởng

    Cũng đúng thôi. Vì một giáo viên tâm huyết và nhiệt tình với nghề nghiệp dạy tiếng việt thì sẽ thường ưu tiên dạy nói và phát âm. Và dĩ nhiên là giáo viên thường xuyên phải phát âm, phải nói, phải làm mẫu, và phải nhắc đi nhắc lại vài âm đã giảng khi người học luyện tập và mắc lỗi. Khi nói giáo viên cũng phải “lên trầm xuống bổng” cho đúng ngữ điệu của tuyển giáo viên dạy tiếng anh.
    Rồi sau đó họ lại làm nhạc trưởng để hướng dẫn “dàn đồng ca” lớp học luyện từng âm vị rời rạc, rồi phát âm theo từng từ, và tiếp đến là cả câu với việc lấy hơi, giữ nhịp, giữ hơi để nói trọn vẹn một câu dài, nhưng lại phải biết phân nhịp để nói cho đúng ngữ điệu trong mỗi cụm từ của câu. Bài ca của ca sĩ mang tên giáo viên tiếng Anh cứ lặp đi lặp lại trong suốt nhiều tiết học mỗi ngày.
    Và mỗi tiết học luyện âm, mỗi ngày “ca hát” như vậy trôi qua, người giáo viên nước ngoài học tiếng anh về nhà bỗng trở nên ít nói lạ thường, vì thực sự họ chẳng còn sức đâu để mà nói. Thậm chí họ đi nằm sớm hơn, vì nói nhiều và nói to khiến lưng đau, gối mỏi. Và họ phải nghỉ ngơi để hôm sau có sức tiếp tục “hát” bài ca luyện âm quen thuộc.

    [​IMG]

    Giáo viên tiếng Anh là người trồng vườn
    Nếu như người trồng vườn gieo hạt giống, chăm sóc chúng mỗi ngày, và nhìn chúng lớn lên... thì nghề giáo dạy tiếng Anh cũng gieo những hạt giống ngôn ngữ mỗi ngày trong người học, và rồi chăm sóc. Nhưng khổ nhất là họ ít khi có cơ hội được ngắm hạt giống đó lớn lên mỗi ngày, mà thay vào đó là suốt ngày chạy theo “mảnh vườn” (là người học) để vun tưới, chăm sóc bằng những lời động viên, và cả những “cáu giận một cách nhân văn” để nhắc nhở học viên phải học và phải luyện tập chăm hơn... “Mảnh vườn” học viên thường bướng bỉnh, không chịu cho những mầm ngôn ngữ đó lớn lên mỗi ngày bằng việc kiên trì luyện tập nghiêm túc, thay vào đó họ có nhiều thú vui và mối quan tâm khác mỗi ngày đủ để hạt giống tiếng Anh ngủ quên hoặc trôi tuột đi theo dòng thời gian.
    Những người trồng vườn tận tụy lại phải nhặt nhạnh lại những hạt giống và gieo lại trên “mảnh vườn” bướng bỉnh ấy một cách kiên trì và nhẫn nại hơn nữa. Họ lại phải tìm thêm nhiều biện pháp để vừa giám sát, quản lý, vừa khuyến khích, thúc đẩy. Ở lần gieo trồng lại này, họ luôn phải để mắt nhiều hơn, dặn dò thường xuyên hơn, và tỏ ra kỷ luật hơn để người học thực sự rèn luyện, cho hạt giống nảy mầm và phát triển.
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này